Van điện từ là gì?
Van điện từ (van định hướng, directional control valve, solenoid valve) là một thiết bị cơ điện được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lý chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ.
Cấu tạo của van điện từ
Van điện từ là thiết bị hoạt động điện cơ , được vận hành và điều chỉnh bởi dòng điện thông qua tác dụng lực của điện từ . Van khí nén có khá nhiều loại , chính vì vậy tùy theo tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như tính chất , nhiệt độ của chất lỏng hoặc khí … mà cấu tạo van điện từ cũng khác nhau .
Thường có 2 loại van là van điện từ 2 cửa và 3 cửa . Nếu là van 2 cửa , cửa vào – cửa ra và sẽ thay phiên nhau đóng – mở cửa vào mở thì của ra sẽ đóng và ngược lại ) . Nếu van 3 cửa , 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng mở giúp cho van hoạt động . Ở các hệ thống thiết kế máy phức tạp người ta thường sử dụng nhiều van điện từ ghép lại với nhau theo nguyên tắc thích hợp nhất định .
Cấu tạo của Van điện từ gồm các bộ phận sau:

- Valve Body (Thân van)
- Inlet Port (Đường lưu chất đi vào)
- Outlet Port (Đường lưu chất đi ra)
- Coil Solenoid (Cuộn dây điện từ)
- Coil Windings (Cuộn hút)
- Lead Wires (Dây cấp nguồn)
- Plunger (Pít tông)
- Spring (Lò xo)
- Orifice (Cửa van)
Nguyên lý hoạt động của van điện từ
Bên trong mỗi chiếc van điện từ đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su.
Trong trường hợp không có dòng điện chạy qua thì lò xo giãn ép vào lõi sắt đẩy cửa van đóng.
Còn khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ sản sinh ra từ trường tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo làm cửa valve mở.
Hầu hết các loại valve điện từ hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý này. Nhưng cũng có một số valve điện từ khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, cơ chế hoạt động thì tương tự.
Phân loại Van điện từ
Van điện từ ( solenoid valve ) Có rất nhiều loại :
– Thiết kế cho khí nén , dùng cho nước , gas , hơi nước …
– Thiết kế 2 ngả , 3 ngả , 5 ngả …
– Van thường mở ( NO ) : không có điện thì van mở , có điện van sẽ đóng .
– Van thường đóng ( NC ) : không có điện thì van đóng , khi có điện thì van mở
– Các loại van thiết kế theo điện áp : 24VDC , 110VAC , 220VAC …
Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ là gì?
Ưu điểm
+ Ưu điểm cũng là vấn đề quan trọng nhất là loại van này có thời gian đóng mở rất nhanh gần như cùng một lúc với đóng ngắt dòng điện .
+ Van hoạt động chính xác , có độ bền cơ học khá cao và có khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng .
+ Giá thành tương đối rẻ
+ Được ứng dụng rộng rãi
+ Kích thước nhỏ gọn , dễ dàng lắp đặt , sửa chữa , thay đổi .
+ Vật liệu đa dạng : đồng , inox , nhựa do đó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau .
+ Đa dạng điện áp : 220V , 24V , 12V , 110V
+ Hàng có sẵn rất nhiều , dễ tìm kiếm trên thị trường .
Khuyết điểm
– Độ bền không quá cao so với dòng van điều khiển bằng mô tơ hay động cơ điện .
Ứng dụng của Van điện từ